SUMMARY:
LÊ THƯƠNG’S RECOLLECTION OF CAODAI
Lê Thương won a name for himself soon after publishing Hòn vọng phu, an imperishable trilogy on a legendary woman who changed into a limestone statue while longing in vain for her husband’s return home from a battle-field. Born into a Catholic family, and given early music lessons by friars, Lê Thương once revealed that the second of his famous trilogy mentioned above had been composed while he had been living with a Caodai dignitary’s family, and deeply influenced by Caodai’s daily prayers and ritual music.
SOMMAIRE:
LE COMPOSITEUR LÊ THƯƠNG ET LE CAODAI
Lê Thương, compositeur de talent et auteur de Hòn vọng phu – une chanson trilogique impérissable sur une femme légendaire qui a été transformée en statue de pierre après des années d’attente du retour de son mari qui était aux armée. Issu d’une famille catholique, il a appris la musique avec les frères, mais c’est en s’inspirant de la musique rituelle caodaĩque qu’il a composé la seconde partie Ai xuôi vạn lý de sa celèbre trilogie pendant qu’il habitait chez un dignitaire caodaĩste.
* * *
Nhạc sĩ Lê Thương (1948)
Nhạc sĩ Lê Thương,[1] tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ngày 08.01.1914 tại Nam Định. Lên chín, mẹ mất; cha sớm tục huyền, ba anh em trai ông cùng một em gái sống với bà nội, là trùm họ đạo Thiên chúa ở phố Hàm Long, Hà Nội. An-tôn Ngô Đình Hộ học chữ và nhạc ở trường Dòng. Đang học lớp đệ Tứ, ông bỏ ngang, vào Nam (1934) làm việc cho một hãng buôn Pháp. Hai mươi tuổi, Lê Thương sáng tác bản nhạc đầu tay: Trưng vương. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là trường ca nhạc cảnh Hòn vọng phu (ba bài, sáng tác trong các năm 1945, 1946, 1947). Nhạc sĩ Lê Thương có một kỷ niệm với đạo Cao đài trong quá trình sáng tác Hòn vọng phu II, tức Ai xuôi vạn lý. Ông tâm sự:
“Sau khi hoàn tất nhạc phẩm Hòn vọng phu I, tôi nhờ nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đưa ra Bắc phổ biến hồi năm 1945. Vào năm 1946, tôi đang sống trong vùng kháng chiến, tiếp tục sáng tác bài Ai xuôi vạn lý tức là Hòn vọng phu II…
“Tôi sáng tác Ai xuôi vạn lý đang thời kháng Pháp. Tôi len lỏi trong vùng Chẹt Sậy nằm ven cửa biển An Hóa, Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đó là thời tuổi trẻ luân lạc nhất của đời tôi. Nhiều trận giặc Pháp ruồng bố, tôi chạy theo gia đình ông Đầu tộc đạo Cao đài [2] trong vùng Chẹt Sậy.
“Vì ăn uống quá kham khổ, tôi đau một trận thập tử nhất sinh, nhờ có gia đình ông này chăm sóc thuốc men cứu giúp, tôi mới còn sống đến ngày nay. Phải gặp hoàn cảnh khốn khổ cùng cực của cuộc sống ta mới thấy được lòng nhân đạo của đồng bào Việt Nam cư xử với nhau.
“Tôi sáng tác Ai xuôi vạn lý lúc đang ăn gửi nằm nhờ trong gia đình đạo Cao đài, sau khi tôi đau sắp chết cho nên trong nhạc phẩm này có những câu trối trăng rất đỗi bi quan: Thôi, đứng đợi làm chi. Thời gian có hứa mấy khi, sẽ đem đến trả đúng kỳ. Những người mang mệnh biệt ly.
“(…) tôi cũng xin nói về thêm âm giai trong bài Ai xuôi vạn lý này có âm hưởng kinh Cao đài, mà trong thời gian tôi tá túc gia đình ông Đầu tộc Cao đài, sớm tối nghe giọng tụng kinh, và lời thuyết giáo (…) đã thấm vào tôi lúc nào không hay. Đến khi tìm giai điệu thể hiện Ai xuôi vạn lý thì âm hưởng trầm bổng của hơi nhạc lễ trong kinh Cao đài đã lồng vào đoạn nhạc mở đầu (introduction) một giai điệu trầm bổng buồn buồn: Phá rê, rê, phà phá. Phá rê, rê đồ rê phá là (…) Rề, pha xôn lá pha, xôn rề. Rồi lời ca và tiết điệu như âm hưởng những lời rao giảng: Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ. Có đám cây trên đồi, sống trong, trong mơ hồ. Ngày nào tròn trăng, lại nhớ đến tích xưa. Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ. Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ. Cho đến bây giờ. đã thành đoàn cổ thụ già. Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa. Nàng đứng ôm con xem chàng về hay chưa?” [3]
Nhạc sĩ Lê Thương với tâm hồn dân tộc, thể hiện trong sáng tình dân tộc bằng giai điệu Việt Nam qua trường ca Hòn vọng phu. Do hoàn cảnh lịch sử, ông có dịp gần gũi, tiếp cận nhạc lễ Cao đài, tâm hồn dân tộc trong Lê Thương và tính dân tộc trong Cao đài đã cùng nhau hòa điệu. Ảnh hưởng sâu sắc này lắng đọng trong tiềm thức, để đến khi sáng tác Ai xuôi vạn lý, ở khoảnh khắc nào đó rất tự nhiên, cái hồn dân tộc trong giai điệu Cao đài đã phả sinh lực vào hồn nhạc Ai xuôi vạn lý, và Lê Thương đã lưu lại cho đời một kiệt tác bất hủ còn rung động mãi lòng ai nặng tình quê hương đất nước.[4]
LÊ ANH DŨNG
(1996)
SÁCH BÁO THAM KHẢO CHỌN LỌC
[Bát tiên 1950] Khuyết danh, Đông du Bát tiên. Tô Chẩn dịch. Sài Gòn: Nxb. Tín đức Thư xã.
[Bình minh 1970] Kinh Bình minh đệ nhị. Sài Gòn: Giáo hội Cao đài Thống nhứt xb.
[Couvreur 1890] F. S. Couvreur, s.j., Dictionnaire classique de la langue Chinoise. Edition originale. (Peiping: Editions Henri Vetch, réimpression autorisée par la mission de Sienhsien.)
[Đại bát niết bàn 1996] Kinh Đại bát niết bàn, tập 1, Thích Trí Tịnh dịch. Thành hội Phật giáo Tp xb.
[Đại thừa chơn giáo 1950] Đại thừa chơn giáo. Sài Gòn: Chiếu minh đàn xb.
[Đào Duy Anh 1957]. Hán-Việt tự điển. Sài Gòn: Nxb Trường thi.
[Đào Duy Anh 1989]. Nhớ nghĩ chiều hôm.
[Đặng Nghiêm Vạn 1995] (chủ biên), và Nguyễn Duy Hinh, Đặng Thế Đại, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Trung Vũ. Bước đầu tìm hiểu đạo Cao đài, tr. 5-276.
[Đoàn Trung Còn 1963]. Phật học từ điển, ba quyển. Sài Gòn: Phật học Tòng thơ xb.
[Đỗ Đình Tuân 1992]. Dịch học nhập môn. Long An: Nxb Long An.
[Đông Hồ 1932]. “Chuyện cầu tiên ở Phương Thành”, Nam phong tạp chí, số 171. Hà Nội: Avril.
[Hành Sơn 1975]. “Gương hướng đạo chơn tu của Đức Trần Đạo Quang”, Cao đài giáo lý số 94. Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao đài giáo Việt Nam.
[Hầu Hàn Giang 1994] và Mạch Vĩ Lương (chủ biên). Từ điển Hán-Việt. Bắc Kinh: Thương vụ ấn thư quán.
[Hoàng Vũ 1973-74]. “Vào Đạo học triết học với Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ”, nguyệt san Minh đức. Sài Gòn: tháng 12.1973-01.1974, tr.63-102.
[Hornby 1995] A. S. Hornby. Oxford advanced learner’s dictionary. Oxford University Press.
[Hue 1937] Gustave Hue. Dictionnaire Annamite – Chinoise – Française, Imprimerie Trung hòa.
[Huệ Chương 1953]. Đại đạo truy nguyên & Phu thê yếu luận. Quyển thứ nhứt. Sài Gòn: nhà in Võ Văn Vân, 201-211 Kitchener, 1953.
[Huệ Lương 1972] Huệ Lương, “Cơ bút trong Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”, Cao đài giáo lý, số 76-77-78. Sài Gòn: tháng 5-6-7&8.
[Huệ Nhẫn 1997a]. Nguồn gốc và ý nghĩa bài kinh Ngọc Hoàng bửu cáo. Bản thảo, 60 tr. + Phần bổ sung, 8 tr.
[Huệ Nhẫn 1997b]. Nguồn gốc và ý nghĩa bài kinh Tiên giáo Thái thượng chí tâm. Bản thảo.
[Hương Hiếu II]. Đạo sử, quyển II. Tòa thánh Tây Ninh, không năm xuất bản (ronéo).
[Lai 1972] T. C. Lai, The Eight Immortals. Hong Kong: Swindon Book Co.
[Lê Anh Dũng 1994]. Con đường Tam giáo Việt Nam.
[Lê Anh Dũng 1995a]. Tìm hiểu Kinh cúng tứ thời.
[Lê Anh Dũng 1995b]. Giải mã truyện Tây du tân biên.
[Lê Anh Dũng 1996]. Lịch sử đạo Cao đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926.
[Lê Phương Chi a]. “Tâm sự Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê”, bản thảo.
[Lê Phương Chi b]. “Tâm sự Nhạc sĩ Lê Thương”, bản thảo.
[Lỗ Tấn 1996]. Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lương Duy Tâm dịch.
[Lương Thực Thu 1990] (chủ biên). Tối tân thực dụng Hán-Anh từ điển. Đài Bắc: Viễn đông đồ thư công ty xb.
[Lý Thúc Hoàn 1971]. Đạo giáo yếu nghĩa vấn đáp tập thành. Đài Loan: Cát liên ấn loát xưởng, tr. 31.
[Mathews 1931] R. H. Mathews. Chinese-English dictionary compiled for the Chinese inland mission. Shanghai: China Inland Mission and Presbyterian Mission Press. (Revised edition, Massachusetts: Harvard University Press, 1971.)
[Mayers 1971] William Frederick Mayers. The Chinese reader’s manual. Taipei: Ch’eng Wen Publishing Co.
[Ngô Phong 1994] (chủ biên). Trung Hoa Đạo học thông điển. Nam hải xuất bản công ty, tr. 1062.
[Ngô Tất Tố 1995]. Lều chõng. Hà Nội, Nxb Văn học.
[Nguyễn Đình Đầu 1998]. “Giáo dục dưới triều Nguyễn và dưới thời Pháp (1698-1955)”, trong Địa chí văn hóa, Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, tập II: Văn học-Báo chí-Giáo dục.
[Nguyễn Q. Thắng 1994]. Khoa cử và giáo dục Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa-Thông tin.
[Nguyễn Văn Ngợi 1991] Nhiều người viết. Tập kỷ yếu tấm gương phụng Đạo yêu nước của Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, 20 tr.
[Nguyễn Văn Thọ, cảm nghĩ]. “Ít nhiều cảm nghĩ về văn hóa dân tộc”, bản thảo, 19 tr. đánh máy.
[Nguyễn Văn Thọ 1987]. “Nhận định về Đại đạo”, tạp san Trung hòa, số 6, xuân Đinh mão, tr. 13-22.
[Nguyễn Văn Thọ 1988]. “Thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể với cơ bút Cao Đài”, tạp san Trung hòa, xuân Mậu thìn, tr. 32-41.
[Nguyễn Văn Trung 1993]. Trương Vĩnh Ký: nhà văn hóa. Hội nhà văn xb.
[Oliver 1976] Victor Oliver. Caodai spiritism. Leiden: E.J. Brill.
[P. Của 1895] Huỳnh Tịnh Paulus Của. Đại Nam quấc âm tự vị. Tome I. Sài Gòn: Imp. Rey, Curiol & Cie.
[Pháp chánh truyền 1966]. Pháp chánh truyền. Tòa thánh Tây ninh tái bản.
[P. Ký 1937] J. B. P. Trương Vĩnh Ký. Petit dictionnaire Français-Annamite à l’usage des écoles et des bureaux, réédité par J. Nguyễn Hữu Nhiên, ancien professeur des collèges d’Adran, Chasseloup-Laubat et de l’institution Taberd. Sài Gòn: imprimerie C. Ardin.
[Soothill 1962] William Edward Soothill và Lewis Hodous cùng các người khác, Trung-Anh Phật học từ điển. Dictionary of Chinese Buddhist terms. Đài Bắc: Phật giáo Văn hóa Phục vụ xứ xb.
[Tân luật 1966] Tân luật. Tòa thánh Tây ninh tái bản.
[TGST 1966-67] Thánh giáo sưu tập năm Bính ngọ và Đinh mùi (1966-1967). Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao đài giáo Việt Nam xb.
[TGST 1970-71] Thánh giáo sưu tập năm Canh tuất và Tân hợi (1970-1971). Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao đài giáo Việt Nam xb.
[TGST 1972-73] Thánh giáo sưu tập năm Nhâm tý và Quý sửu (1972-1973). Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao đài giáo Việt Nam.
[Thiều Chửu 1942]. Hán-Việt tự điển, Hà Nội: nhà in Đuốc tuệ.
[TNHT 1973] Thánh ngôn hiệp tuyển, quyển thứ Nhứt. Tòa thánh Tây Ninh tái bản.
[Topley 1963] Marjorie Topley, “The Great Way of Former Heaven: a group of Chinese secret religious sects,” BSOAS: Bulletin of the School of Oriental and African Studies. University of London, Vol. XXVI, Part 2, pp. 362-392.
[Tu Wei-ming 1983]. Confucian ethics today: the Singapore challenge, Curriculum Development Institute Singapore & Federal Publications.
[Từ hải 1948]. Từ hải, Trung Hoa thư cục xb.
[Vogel 1994] Erza F. Vogel. The four little dragons: the spread of industrialization in East Asia. Harvard University.
[Vương Hồng Sển 1993] Vương Hồng Sển, Thú xem truyện Tàu, “Con ngựa già của Thầy Đường Tam Tạng”; và “Lược khảo về Tây du ký và Đại Đường Tây vực ký”.
[Werner 1969] E. T. C. Werner. A dictionary of Chinese mythology. New York: The Julian Press, Inc., Publishers.
[Werner 1981] Jayne Susan Werner, Peasant politics and religious sectarianism: peasant and priest in the Cao dai in Viet Nam. Connecticut: Monograph Series No. 23, Yale University Southeast Asia Studies.
[1] Lê là họ mẹ; Thương là tên một dòng sông đã gây ấn tượng đẹp cho ông từ thời hoa niên, khi có dịp theo một bạn học lên chơi xứ Lạng. Nhạc sĩ Lê Thương mất sáng ngày 18.9.1996, tại nhà riêng, số 55 Bùi Viện, quận 1.
[2] Lúc cho ghi âm những lời này, nhạc sĩ Lê Thương rất ân hận vì sau mấy mươi năm thăng trầm, thời gian và sức khoẻ đã không cho phép ông nhớ rõ được tên vị ân nhân đã cưu mang mình. (Theo Lê Phương Chi)
[3] Theo [Lê Phương Chi b], bài phỏng vấn, ảnh, bút tích và tiểu sử Lê Thương do Lê Phương Chi cung cấp.
[4] Đã đăng tạp chí Xưa & nay, số 63B, tháng 5.1999.
thienlybuutoa.org