ẢNH BÌA SỐ BÁO THẾ GIỚI NGHỆ SĨ TUẦN NÀY CÓ HÌNH VŨ SƯ LƯU HỒNG VÀ MỸ PHƯƠNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?

 

Ảnh vũ sư Lưu Hồng và vợ, nghệ sĩ Mỹ Phương chụp trong phi cơ năm 1964 quảng cáo cho Air Việt Nam ngày đầu tiên bay ra ngoại quốc (Photo: Lê Minh Đống Đa)

 

 

 

      Bức ảnh vợ chồng vũ sư Lưu Hồng và nghệ sĩ Mỹ Phương được chụp năm 1964 (sau khi lấy nhau được 3 năm), cả hai trong hình rất hạnh phúc. Ảnh chụp cảnh 2 người ngồi trên phi cơ Air Việt Nam và đang được một tiếp viên hàng không phục vụ tận tình. Nếu chỉ nhìn hình, thì ít ai biết rằng, đây là tờ quảng cáo của Air Việt Nam năm 1964 phổ biến rầm rộ cho những chuyến bay Air Việt Nam lần đầu bay sang nước ngoài (trước đó nếu muốn ra ngoại quốc chỉ có các máy bay của hãng ngoại quốc).

     Để biết thêm chi tiết về sự kiện này, xin đọc loạt bài tổng hợp dưới đây.

NHỚ VỀ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRƯỚC 75

    Khởi đi từ năm 1951, Air Viet Nam, hay Hãng Hàng Không Việt Nam (HKVN), viết tắt Air VN, do Quốc Trưởng Bảo Đại thành lập, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc Gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa cho đến 1975.

    Theo một số tài liệu, đội máy bay của Air Viet Nam lúc đầu gồm có 5 chiếc Cessna 170 để bay tới những thị trấn lớn nhỏ khắp Việt Nam, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Ban Mê Thuột. Năm 1964, Air Viet Nam tăng cường thêm máy bay phản lực Caravelle của Pháp; vào lúc đó đã có những chuyến bay đi Phnom Penh, Bangkok, Singapore, Hương Cảng và Vạn Tượng. Năm 1965 mở thêm đường bay đi Kuala Lumpur; năm 1966, Đài Bắc; 1968, Manila, Osaka và Tokyo. Khi số lượng khách đi lại tăng cao trong thời kỳ chiến tranh, Air Viet Nam thêm vào một số máy bay, ban đầu là Viscount, Douglas DC-3 và DC-4, rồi tới những chiếc máy bay hiện đại như Boeing 727, một trong số đó được mua lại từ các hãng như Air France và Pan Am. Ngoài ra, Air Viet Nam vào năm 1974 có 16 máy bay chở hàng hóa các loại.

    Air Viet Nam có hai văn phòng, một ở 116 đại lộ Nguyễn Huệ và văn phòng thứ nhì ở 13-bis Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Sang thập niên 1970 văn phòng trên đại lộ Nguyễn Huệ chỉ dùng làm nơi giao dịch bán vé, còn trụ sở chính chuyển về đường Phan Đình Phùng và Đinh Tiên Hoàng khu Đakao, Sài Gòn.

Vì lý do an ninh trong thời chiến, các chuyến bay hành khách dân sự quốc nội không thể bay về đêm mà phải bay vào ban ngày.

Phi cảng Tân Sơn Nhất cũng như các phi trường lớn khác của miền Nam thường là các căn cứ quân sự quan trọng. Cũng vì giữ an toàn trong chiến tranh, chống đặt mìn bom, phá hoại, phi trường TSN giới hạn không mở cửa cho công chúng tự do ra vào, chỉ dành cho những trường hợp xin giấy phép vào đưa tiễn thân nhân từ trước. Hành khách được xe bus của HKVN đưa đón từ trụ sở vào phi trường. Các hãng hàng không quốc tế khác tự lo việc đưa đón hành khách của họ riêng từ trụ sở vào phi trường TSN và ngược lại. Ngoài ra, hành khách có thể xin giấy phép riêng để ra vào phi trường.

Số lượng hành khách quốc nội tăng nhanh từ 52 ngàn lượt người vào năm 1959 lên đến hơn nửa triệu vào năm 1964, rồi vượt hơn một triệu vào cuối thập niên 1960. Số hành khách trên các đường bay quốc ngoại là khoảng 70 ngàn vào năm 1964 trong bốn đường bay quốc tế vào thời điểm đó: Nam Vang, Vọng Các, Hương Cảng, và Vạn Tượng. Sang năm 1969 thì số hành khách quốc ngoại là gần 114 ngàn lượt người.

   Cho đến nay, dù thành phố Sài Gòn đã bị đổi tên, phi cảng TSN vẫn mang ký hiệu quốc tế SGN. Từ các máy bay chong chóng cánh quạt cho tới những phản lực cơ tối tân, Hàng Không VNCH đã đưa tên tuổi của Việt Nam gia nhập gia đình Hàng Không Quốc Tế trên thế giới.

(TGNS tổng hợp từ nhiều tài liệu)

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s