Được tin buồn danh hài Thanh Hoài, bào huynh của anh Đinh Tiến Dũng đã mệnh chung tại Saigon hôm 22 tháng 12 năm 2014, hưởng thọ 83 tuổi.
Chân thành phân ưu cùng anh chị Đinh Tiến Dũng cùng toàn thể tang quyến. Nguyện cầu hương linh nghệ sĩ Thanh Hoài sớm an giấc nghìn thu nơi cõi vĩnh hằng.
Anh Bằng, Lê Văn Khoa, Lê Dinh, Kiều Chinh, Ngọc Hà, Nam Lộc, Lê Tuấn, Lam Phương, Kim Liên, Cung Trầm Tưởng, Thanh Châu, Thanh Thúy, Thanh Lan, Trần Quang Hải, Bạch Yến, Quỳnh Giao, Nguyễn Quang, Minh Đức Hoài Trinh, Bích Huyền, Kim Tước, Hồng Vũ Lan Nhi, Hương Kiều Loan, Như Hảo, Diễm Chi, Kiều Mỹ Duyên, Vũ Hối, Võ Tá Hân, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Tường Thiết, Ngọc Hoài Phương, Lê Tất Điều, Nguyễn Vy Khanh, Trần Mộng Tú, Bùi Ngọc Tuấn, Phan Ni Tấn, Cát Biển, Trần Trung Đạo, Thanh Huy, Nguyễn Quý Đại Munich, Phan Đình Minh Dallas, Nguyễn Tuấn Penn., Ngọc Loan, Vi Sơn, Phạm Gia Cổn, Phan Anh Dũng, Lê Thúy Vinh, Phương Oanh Paris, Trần Mạnh Chi, Lý Tòng Tôn, Lưu Anh Tuấn, Đường Sơn Aussie, Nina Ngọc Nhung, Dương Viết Điền, Cao Minh Hưng, Ngọc Điệp, Ngọc Liên, Tâm An ĐVH, Quế Hương, Ngọc Long, Lê Hân, Hồng Tước và Việt Hải.
Đồng Thành Kính Phân Ưu
Hề nhựa Thanh Hoài
Nếu Khả Năng được gọi là Hề mập, Thanh Việt là Hề râu thì Thanh Hoài bị “chết tên” Hề nhựa bởi ông có giọng nói nhừa nhựa rất đặc biệt. Đó cũng là nét độc đáo, riêng biệt nhất của danh hài Thanh Hoài mà khi ông tham gia đóng phim, không ai có thể lồng tiếng thay cho ông được.
Chất hài bẩm sinh
Ông tự nhận mình như thế. Thanh Hoài tên thật là Đinh Tiến Hoài, sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đình có bố là một hiệu trưởng. Hồi còn đi học, bất kỳ chương trình văn nghệ nào của trường tổ chức ông cũng đều tham gia, mà toàn là diễn những vai hài. Riết rồi bạn bè, thầy cô trong lớp hễ nhìn thấy mặt ông là tự nhiên… tức cười. Sau khi bố qua đời năm 1952 thì năm 1954, ông và mẹ quyết định vào Nam lập nghiệp. Ông đã tìm gặp “quái kiệt” Ba Vân xin “thọ giáo” làm đệ tử. Năm 1955, ông chính thức bước chân vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp với nghệ danh Thanh Hoài. Một người bạn của ông khuyên, muốn làm hề nổi tiếng thì phải có độc chiêu riêng. Cả hai ngồi suy nghĩ cả ngày mà vẫn chưa nghĩ ra độc chiêu nào, bỗng lúc ấy, có người chọc giận, Thanh Hoài tức tối la hét mà cái giọng Bắc cứ nhừa nhựa. Người bạn vỗ đùi, hí hửng: “Độc chiêu là giọng nói đây rồi Hoài ơi!”. Và cũng nhờ thế mạnh này, ông dần dần được khán giả chú ý.
Từng nổi tiếng trên sân khấu hài Sài Gòn trước 1975, gần đây, Thanh Hoài trở lại sân khấu với vai cụ cố Hồng trong vở “Số đỏ”. Ông tự sự: “Nhà tôi anh em ai cũng ăn học đàng hoàng, còn tôi khi không lại vướng vào nghiệp nàỵ Mẹ tôi cười bảo: Tao sinh ra mày có nghĩ mày đi làm hề đâu…”.
– HỎI: Biệt danh hề “nhựa” gắn với cuộc đời ông từ khi nào?
– ĐÁP: Hồi đó, ai cũng có ngón riêng. Khả Năng là hề mập, Thanh Việt là hề râu, chỉ mới máy máy cái râu, chưa diễn thiên hạ đã cườị Bạn tôi là anh Nguyễn Ịức khuyên tôi nên có độc chiêụ Chưa nghĩ ra thì hôm ấy có người chọc giận, tôi la hét mà cái giọng Bắc cứ nhừa nhựa. Anh Ịức gật đấu cái cụp: “Chọn cái này”.
– HỎI: Bằng chất nhựa Bắc này mà ông diễn hài, đóng phim, lồng tiếng và còn dám ca cải lương nữa ?
– ĐÁP: Phim nổi tiếng của tôi là Năm vua hề về làng. Phim có 5 cốt truyện cho 5 vua hài, mỗi người một đạo diễn. Chuyện của tôi là Anh hùng sợ nước của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, đóng chung với ông Năm Châu, Lý Lệ Hoa và Lý Huỳnh. Khi phim chiếu thì tôi dẫn đầu danh sách khán giả bình chọn vua hề hay nhất. Còn cải lương, tôi đâu có ca được. Lúc đầu phải nhờ anh Tùng Lâm ca giúp, rồi dần dần tập ca những đoạn ngắn. Hồi còn ở gánh của anh bầu Xuân với Văn Chung, Thanh Việt, buồn cười lắm. Mỗi lần tôi chuẩn bị ca là Thanh Nga, Út Bạch Lan ở hai bên cánh gà bắt nhịp giùm, còn nhạc công thì đệm guitar “từng từng” cho tôi vào. Vậy mà cũng ăn khách.
– HỎI: Hồi đó, nhắc đến làng hài là người ta nhớ đến Khả Năng – Phi Thoàn, Tùng Lâm – Xuân Phát, Thanh Hoài – Thanh Việt… Ông có thể cho biết vì sao ra đời những cặp diễn như vậy ?
– ĐÁP: Ngày xưa diễn hài đâu có kịch bản gì. Bình thường là bạn của nhau, gặp nhau tếu táo giỡn chơi rồi thành kịch bản, đến trước khi diễn thì dặn anh nói thế này, tôi thế kia mà kẻ tung người hứng. Người diễn hài cũng chẳng qua trường lớp gì, chỉ nhờ vào khả năng thiên phú và sáng tạo, diễn một thời gian rồi thành danh…
-HỎI: Có một giai đoạn ông không diễn nữa mà đi làm công chức. Lúc ấy, phải chăng sân khấu không còn sức hút với ông?
– ĐÁP: Sau 30 tháng 4, thấy mấy người trẻ múa may khiếp quá, nên tôi nghĩ mình không hợp nữa, định ở ẩn. Nói vậy chứ hồi ở Vũng Tàu, mỗi lần có đoàn về diễn, ngồi dưới làm khán giả mà tôi cứ sôi máu, muốn nhảy lên. Nhớ sân khấu lắm.
– HỎI: Vậy, tổng kết một đời hơn nữa thế kỷ làm nghề, cuối cùng ông đã đúc kết chất hài trên sân khấu là gì?
– ĐÁP: Cái cười đúng như dân gian nói là mười thang thuốc bổ, hề có nhiệm vụ phải mang lại cho khán giả thuốc bổ chứ không phải thuốc độc.