Người “Tù” trên màn ảnh… (Thanh Châu)

 

 

 

Máy quay phim dừng lại ở khuôn mặt anh, với ánh mắt nhìn về phía tôi, hay về một khoảng trống vô tận nào đó. Chị Thanh Thúy bắt đầu cất tiếng hát, quì xuống và chắp tay nguyện cầu.  Nhạc bắt đầu trỗi lên, và rồi chị đã tiếp tục hát, để yên cho nước mắt chảy tràn xuống gương mặt, thấm ướt bờ môi…

Có vẻ như tôi đang diễn tả một đoạn phim giả tưởng nào đó. Cũng đúng phần nào, bởi vì đó là một đoạn phim tôi đang xem trên màn ảnh. Nhưng đó cũng là những gì đã thật sự xảy ra, từ người đàn ông trong lao tù, với gương mặt hằn lên nét khổ đau, cho đến những giọt nước mắt của chị tôi, người nữ danh ca trên sân khấu. Không còn gì có thể thật hơn.

Cặp mắt anh như nhìn thẳng vào tôi, như muốn nói lên một điều gì. Nhìn vào đôi mắt ấy, tôi bắt đầu khóc, khóc như chưa bao giờ được khóc. Thế giới của tôi như cô đọng lại xung quanh màn ảnh nhỏ này…

 

…Và cùng nhau chắp tay nguyện cầu

Cho những người qua ác mộng còn lại hôm nay

Cho những người sau chiến cuộc gặp chuyện không may…

 

Nhiều năm qua, tôi đã xem đi xem lại đoạn phim này không biết bao nhiêu lần. Và lần nào cũng như lần nào, tôi cũng đều khóc khi nhìn thấy ánh mắt ấy của anh. Người ta thường nói thời gian là một liều thuốc nhiệm màu, giúp cho ta quên đi và hàn gắn những vết thương lòng. Nhưng hình như trong trường hợp này, thời gian như đã phải đầu hàng trước ánh mắt của anh. Bởi vì tôi không thể nào ngăn cản được những giòng lệ rơi mỗi khi nhìn ánh mắt ấy.

Cũng đã nhiều năm qua, tôi cố tình tìm hiểu về người “Tù” trên màn ảnh ấy là ai, có vượt thoát được cảnh đời lao tù đó hay không. Tôi không biết được gì hơn về anh, ngoài chức vụ thiếu tá và ở tù 10 năm.  Cuốn phim này được quay vào năm 1985, nghĩa là anh đã vào tù từ năm 1975, di chuyển đến nhiều trại khác nhau.

Tôi không biết tại sao tôi cố tình tìm hiểu về anh, một người hoàn toàn xa lạ. Có phải chăng là tình đồng bào ruột thịt? Có phải chăng vì anh là một người tù cải tạo? – mà đã là tù cải tạo thì hoàn cảnh ai cũng đáng thương như nhau. Hay phải chăng vì ánh mắt anh nhìn như cầu cứu, như vô vọng…

Tôi đã tuyệt vọng khi không tìm ra được chút manh mối nào về anh, và gần như muốn bỏ cuộc. Rồi bỗng nhiên, vào lúc bất ngờ nhất, tôi lại khám phá ra được tông tích anh. Anh, người “Tù” trên màn ảnh đó, là Thiếu Tá Lê Hữu Cương, cựu sinh viên sĩ quan Đà Lạt, người chỉ còn lại một chân trong chiến trận, và dù chỉ với một chân, anh vẫn đảm nhận chức vụ quận trưởng quận Củ Chi, một trong những vùng đất dữ nhất của miền Ðông Nam phần.

Tôi vội lấy cuốn băng ra coi lại. Bao nhiêu lần xem đoạn phim, tôi đã không hề biết đến sự hy sinh của anh, đã không hề biết đến sự tàn phế của anh. Xem lại đoạn phim, tôi đã thấy rõ điều này. Anh ngồi đó, với một ống quần mỏng dính, trống rỗng. Thế mà tôi nào có thấy.  Thế mà bảo rằng tôi đã xem đi xem lại đoạn phim này rất nhiều lần. Tôi đã quá vô tình lắm hay không?

Biết về anh rồi, tôi lại mong ước phải chi đừng bao giờ tôi biết. Bởi vì nếu không bao giờ tôi biết, thì có lẽ tôi vẫn mang một hy vọng mong manh nào đó là anh còn trên đời này. Bao nhiêu năm tìm kiếm để biết được rằng anh đã thật sự giã từ cõi đời này từ nhiều năm về trước. Để biết được rằng cuộc đời anh chỉ là những chuỗi ngày dài đau buồn. Để biết được rằng mẹ và ba người em gái của anh đã bị cộng sản giết chết tại Huế trong trận Mậu Thân. Để biết được rằng anh đã mất hết một chân trong một lần hành quân, nhưng vẫn can trường ở lại đời quân ngủ. Để biết được rằng anh đã vào tù và bị đày đọa chỉ vì muốn bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu của anh.

Tôi đang quì nơi đây, chắp tay nguyện cầu…

Tôi cầu cho quê hương tôi, cho muôn triệu người đã hy sinh vì quê hương đó; cho hàng vạn người đã gục ngã trong lao tù cải tạo, hoặc trên đường đi tìm tự do; cho hàng vạn người về từ lao tù nhưng sống dở chết dở trong một cuộc sống lầm than, đen tối; cho những người đang bị tra tấn, giam cầm vô hạn định vì tranh đấu cho lý tưởng tự do; và cho anh, người “Tù” trên màn ảnh, Thiếu Tá Lê Hữu Cương…

 

Tôi mong rằng

Sẽ có ngày đẹp trời quê hương

Ta sẽ về tìm lại yêu thương

Ta sẽ về dựng lại quê hương…

 

 

 

26 comments on “Người “Tù” trên màn ảnh… (Thanh Châu)

  1. Trời đất ơi! Lần đầu tiên trong lịch sử Trang nhà cô Thanh Chau trả lời cho Diệu Quỳnh luôn đó. Chắc mai Diệu Quỳnh phải mua “Xổ số kiến thiết quốc gia” mới được. hihi. Cô Châu còn biết “pha” tiếng Quảng “Nôm” của Diệu Quỳnh luôn. Cưng ghê chưa! 😍😍😍
    Mấy “cô bé” ở đây thương cô Châu không hết làm sao mà dám “ăn hiếp” cô Châu được chứ. Theo suy nghĩ của Diệu Quỳnh thì cô Châu sợ “bị” thương nhiều quá rồi “mệch” nên thoái thoát bằng cách đòi “rút lui vào bóng tối” để không bị làm phiền nữa đây mà. Diệu Quỳnh nói đúng hông cô Châu ơi? 😜😜😜

    Đã thích bởi 2 người

      • Giờ này mới xong công việc không biết người ta còn bán không. Để tớ nói sơ qua giải thưởng nghe giải trí hen. Nếu tớ mua 10 tờ xổ số mà “lỡ” TRÚNG giải ĐẶC BIỆT “QRT” là 20 tỷ đồng Việt Nam, đóng thuế 10% là 2 tỷ còn lại 18 tỷ thì “chúng ta” chia ba mỗi người 6 tỷ nha.
        Cậu mới biết đó là phương ngữ của xứ Quảng Nam – Đà Nẵng thôi. Chưa chắc cậu đã hiểu “Dị chưa tề” là ý muốn nói gì?

        Đã thích bởi 1 người

    • Thanh Châu xin cảm tạ quí vị đã đề tặng cho Thanh Châu là “người viết chuyên nghiệp”. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến các người viết chuyên nghiệp thật sự buồn lòng, bởi vì Thanh Châu hoàn toàn không phải là “người viết” gì cả, không thể cùng đứng chung với họ. Diễn tả cho xong một ý tưởng của mình đã là một việc khó khăn, thêm vào lỗi chính tả, nếu có, làm sao thành “người viết chuyên nghiệp” được…

      Đã thích bởi 3 người

      • Thanh Châu hoàn toàn không phải là “người viết” – Quý vị nói sai rồi!
        Thanh Châu là “Thần tiên” viết mà Quý vị nói là “người viết” thôi thì làm sao Thanh Châu chịu đây!!!! 😂😂😂😂😂

        Đã thích bởi 2 người

      • Trời ơi, Diệu Quỳnh đã làm lộ bí mật của cô rồi. Dị chưa tề! Vậy thì lại càng phải “rút lui vào bóng tối” càng sớm càng tốt, không thôi bị mấy cô bé ở đây ăn hiếp quá…

        Đã thích bởi 3 người

      • Ngạc nhiên chưa! Cô Châu biết tiếng nói miền Trung nữa “Dị chưa tề” là tiếng Quảng Nam – Đà Nẵng của tụi con đó cô Châu. Sao cô Châu biết hay vậy? Mấy cô bé nào ở đây dám ăn hiếp cô Châu vậy? Cô Châu nói cho Ly biết, Ly “xử” đẹp nha. Cô Châu “ra ngoài ánh sáng” một chút thôi mà Ly thấy vui ghê và chắc còn nhiều người thấy vui nữa. Nên cô châu đừng “rút lui vào bóng tối” nữa nha.

        Đã thích bởi 2 người

  2. Lâu quá con mới thấy cô Thanh Châu đăng bài viết. Những bài cũ sao bây giờ con tìm không thấy nữa cô Thanh Châu ơi? Đọc bài này thấy buồn thương làm sao đó cô Thanh Châu ơi.

    Đã thích bởi 2 người

      • Cô Thanh Thuý còn ở đây mà Cô Thanh Châu đã lo “về hưu” rồi sao? Mà nếu cô Thanh Châu muốn “về hưu” sớm thì về còn những bài nhạc bài viết của cô Thanh Châu phải để lại cho mọi người cùng xem chứ. Sao cô Thanh Châu cũng cho “về hưu” hết luôn vậy. Con tìm hoài không thấy bài Có những người anh mà cũng hên quá có bạn gì đó chia sẻ lên Facebook nên con mới xem được.

        Đã thích bởi 4 người

      • Con biết rồi tại có người đặt biệt danh cho cô Châu là “Người nghệ sĩ thầm lặng” nên cô Châu “rút lui vào bóng tối” để phù hợp với biệt danh đó đúng không ạ? Cô Thanh Châu sợ không xài là “người ta” buồn đó mà. 😃

        Đã thích bởi 3 người

      • Cô sửa lại cho đúng nhé: tại vì cô Châu “rút lui vào bóng tối” nên mới được đặt biệt danh là “Người nghệ sĩ thầm lặng” đó Việt Ly. Ngoài ra, “thầm lặng” còn có nghĩa là “không ai biết tới”. 🙂 🙂 🙂

        Đã thích bởi 3 người

      • Cô Châu ơi! Ly thấy biệt danh của cô Châu hết sức dễ thương luôn đó. Cô Châu nói vì “rút lui vào bóng tối” nên được đặt biệt danh là “Người nghệ sĩ thầm lặng” thì Ly hoàn toàn đồng ý với cô Châu. Còn cô Châu nói “không ai biết tới” là Ly không chịu đâu nha. Bởi vì nhiều người biết cô Châu lắm và muốn được biết cô Châu nhưng cô Châu đâu cho người ta cơ hội được biết. Ly ví dụ: ở phần bình luận phía trên bạn Đăng Khoa nói đi kiếm cô Châu hoài mà đâu có tìm thấy được. Bạn Công Toàn Trần muốn được kết bạn fb với cô Châu mà cô Châu đâu có đồng ý. Còn một người nữa vì không tìm được cô Châu nên “giận” luôn mà Ly không dám kể ra. Ly kể như vậy đủ thuyết phục chưa cô Châu?

        Đã thích bởi 3 người

      • Ly nói hay quá luôn! Vỗ tay 👏👏👏
        Luận cứ, luận chứng sắc sảo! Hết sức thuyết phục luôn! Sao ngày xưa Ly không học để trở thành Luật sư nhỉ! Thật là thiệt thòi cho ngành Luật nước nhà! 😜😝😋

        Đã thích bởi 2 người

  3. Ly vào trang nhà sau nên giờ Ly mới được đọc bài của cô Châu viết. Văn là Người nên đọc bài viết của cô Châu giúp con hiểu cô Châu một chút. Thường con rất sợ nghe những bài nhạc lưu vong hay đọc bài viết về những cuộc di tản vì thấy buồn lắm. Như bài viết này của cô Châu con đọc con xúc động và đau lòng quá!

    Đã thích bởi 4 người

Bình luận về bài viết này