Vĩnh Biệt Soạn giả Nguyễn Phương (Lê Quang Thanh Tâm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Soạn giả Nguyễn Phương – tên thật Nguyễn Văn Hòa. Ông là soạn giả nổi tiếng, để lại cho sân khấu cải lương, kịch nói và điện ảnh nhiều kịch bản hay.
Soạn giả Nguyễn Phương sinh ngày 1/7/1922, tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), cùng quê mẹ với nữ NSND Phùng Há.
Ông được giới chuyên môn đánh giá là soạn giả đa tài bởi không chỉ nổi tiếng ở lĩnh vực sáng tác kịch bản cải lương, mà còn sáng tác kịch nói và kịch bản phim.
Ông học Trường Collège de Mỹ Tho. Tốt nghiệp Trường Bách Nghệ Sài Gòn năm 1940. Sau đó, ông ra Hà Nội học tại Trường Kỹ thuật chuyên nghiệp và tốt nghiệp năm 1943.
Về lại miền nam, Ông làm việc tại Sở Bưu Điện Sài Gòn, từ năm 1943 đến năm 1948. Bản thân làm công chức nhưng máu nghệ sĩ đã có sẵn trong lòng ông. Yêu thích nghệ thuật cải lương, ông gia nhập Đoàn cải lương Tiếng Chuông năm 1948 và bắt đầu tập tành sáng tác với bút hiệu Nguyễn Phương.
Ông đã cộng tác với các đoàn hát như: Tiếng Chuông (bầu Căn), Ánh Sáng (bầu Tập). Diễn Kịch Năm Châu, Kim Thoa, Thanh Minh (bầu Lư Hòa Nghĩa), Thanh Minh – Thanh Nga (Bầu Thơ), Dạ Lý Hương (Bầu Xuân).
Riêng đoàn Thanh Minh và sau này là Thanh Minh – Thanh Nga là nơi ông đã có nhiều tác phẩm cải lương thăng hoa nhất. Những vở tuồng thành công rực rỡ của ông có thể kể chùm vở Bọt Biển (1,2,3,4,5), Bóng chim tăm cá, Thầy Cai tổng bồi, Đôi mắt người xưa, Ngã rẽ tâm tình, Tình xuân muôn tuổi, Chén trà của quỷ,…
Trong sự nghiệp sáng tác kịch bản, ông đã sáng tác hơn 100 kịch bản cải lương và kịch nói.
Ông là một trong những soạn giả góp phần đưa ra ánh sáng nhiều tên tuổi lừng danh cho nền nghệ thuật sân khấu cải lương như Kim Loan – Mộng Tuyền, Ngọc Đan Thanh, Kiều Phượng Loan, Tú Trinh, Ngân Hà, Xuân Lan,…
Thời gian từ năm 1966, ông còn tham gia thực hiện các chương trình sân khấu phát thanh, là trưởng Ban Cải lương phát thanh “Phương Nam” của Đài Phát thanh Sài Gòn và ông là trưởng Ban Kịch Phương Nam thực hiện thường xuyên các vở diễn cho Đài Truyền hình Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn viết rất nhiều vở kịch cho ban Kim Cương, ban Thẩm Thúy Hằng, Kịch lúc 0 giờ của Lê Hoàng Hoa,…
Về phim ảnh, soạn giả Nguyễn Phương còn là tác giả và thư ký của các bộ phim nổi tiếng như: Triệu phú bất đắc dĩ, Lẽ Sống đời tôi, Lệnh bà xã, Chàng ngốc gặp hên, Con ma nhà họ Hứa, Báu kiếm rửa hận thù, Long hổ sát đấu,…
Sau năm 1975, ông là chuyên viên kỹ thuật sân khấu của các đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga, rồi về đoàn Sài Gòn 3, đoàn Phước Chung, đoàn Hương Nam, đoàn Sài Gòn 2.
Cùng với nhiều soạn giả khác, ông còn tham gia trong việc sáng tác các kịch bản cải lương nổi tiếng sau ngày thống nhất đất nước như Bên Cầu Dệt Lụa, Tiếng Trống Mê Linh,…
Năm 1989 ông định cư ở Canada cho đến nay.
Ông có rất nhiều hoạt động tích cực dành cho giới cổ nhạc hải ngoại, đặt bút viết nhiều tác phẩm văn học giá trị về nghệ thuật hát bội, nghệ thuật hồ quảng cũng như nghệ thuật sân khấu cải lương dân tộc. Đa phần các tư liệu quý giúp cho giới trẻ ngày nay hiểu biết về cải lương đều có công sức của ông tham gia.
Nguyễn Phương từng xuất bản hồi ký Vui buồn đời nghệ sĩ, kể về những kỷ niệm, trên nẻo đường 40 năm theo sân khấu. Hồi ký gồm 24 truyện ngắn, liên quan đến những tập tục địa phương, những mẩu chuyện vui về các nghệ sĩ Hùng Cường, hề Thanh Việt, Bà Năm Sa Đéc, kép độc Trường Xuân, kép mùi Thanh Cao, hề Tám Củi, quái kiệt Ba Vân, hề Lập, Diệu Hiền, Hồng Nga, Phượng Mai…
Ông qua đời ngày 1/7/2020, thọ 98 tuổi.

 

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s