Vài nét về Thanh Thúy

 

 

 

tt-ca-si

 

 

 

Thanh Thúy được tặng nhiều biệt danh khác:

Tiếng Hát Liêu Trai
Tiếng Ca U Hoài
Giọng Ca Ma Túy
Tiếng Hát Lúc Không Giờ
Tiếng Hát Lên Trời
Tiếng Sầu Ru Khuya
Người Em Sầu Mộng
Tiếng Hát Khói Sương
Tiếng Hát Khói Hương Chiêu Niệm…

 

 

Hoạt động tại Việt Nam

Băng nhạc: Thanh Thúy 1 – 25

TV: Chương trình hàng tuần “Giờ Thanh Thúy”

Khiêu Vũ Trường và Nhà Hàng: Queen Bee, Quốc Tế  (với Nhạc Sĩ Ngọc Chánh và Ban Shotguns)

 

 

Hoạt động tại Hải ngoại

  • 28 CD Thanh Thúy 

  • 3 Music Videos 

  • 4 CD Phật Ca  

  • 6 băng nhạc Siêu Âm, Nhạc Hòa Tấu, với ban nhạc Lê Văn Thiện

  • Đại diện thực hiện và phát hành băng nhạc, CD cho nhiều ca nhạc sĩ 

  • Chương trình radio hàng tuần “Đài Tiếng Nói Hương Sen”, nhằm mục đích quảng bá Phật Giáo

  • Chương trình TV bằng Việt ngữ đầu tiên tại hải ngoại

 

 

 

128 comments on “Vài nét về Thanh Thúy

  1. Cháu cũng chung sở thích với cô. Nhưng ngoài ra, cháu còn yêu thích nhất là trang phục áo dài Việt Nam. Cháu mặc rồi nhưng chỉ vào ngày Tết thôi ạ, năm sau lên lớp 10 cháu sẽ được diện áo dài trắng như đã từng mong ước, nếu mà có dịp cháu sẽ tung ảnh cháu mặc áo dài trắng cho cô xem.

    Đã thích bởi 1 người

  2. Vậy con hỏi câu tiếp theo nhé: Cô có bao giờ diện áo dài truyền thống có bảy sắc cầu vồng không? Con muốn cô mặc áo dài có 7 màu sắc cầu vồng, bởi vì sao: Con yêu cầu vồng, cô có yêu cầu vồng không?

    Thích

  3. Cô ơi, khi nào (nếu có thể) ở hình đại diện cháu thích tấm hình ở CD 20 : Tình ca quê hương, tấm hình đó Cô rất đẹp rất Huế (không phải thời điểm này, cháu hiểu nhưng không biết có đúng không ?). Còn mục : Nhìn lại một chặng đường, cháu thích tấm hình khi Cô quay Video : Ngày về quê cũ, tấm hình đó Cô đẹp kiêu sa nhưng có cái nhìn xa xăm….

    Thích

    • Khuôn khổ họ đã sắp đặt sẵn hết rồi Lam Lam, hình ảnh phải đúng kích thước mới đăng được. Có những tấm hình cô đã thử đăng lên, nhưng bị cắt mặt mũi, v.v. nên lại phải lấy xuống. Cô sẽ thử nhé Lam Lam.

      Thích

    • Thật ra thì phải nói vì hoàn cảnh mà cô vào đời ca hát. Đã có rất nhiều bài viết kể lại chi tiết này, những bài tạp ghi của cô cũng có nhắc đến nhiều lần. Khi nào có dịp, Hồng Ngọc tìm đọc lại các bài viết này nhé, một số lớn đã đăng trên trang này.

      Thời còn đi học, thỉnh thoảng cô cũng có tham gia với các bạn học hát và vũ cho trường vào những dịp lễ.

      Thích

  4. Cô ơi, cháu xem chương trình : Tiếng hát hậu phương kỳ 205 ngày 22/5/2018, hy vọng một ngày gần nhất sẽ có Cô. Cháu kính chúc Cô mạnh khỏe, bình an ( Dạo này Cô hay mệt )

    Thích

  5. Cũng có 1 người, nhưng mà lâu rồi con nỏ nhớ là ai nữa. À mà này, cái thời asia 79 cô Hoàng Oanh mặc áo dài màu xanh vải hoa lá đẹp quá, con cũng muốn thèm được mặc lắm nhưng mà biết mần răng được, trong khi nớ khắp nhà may ở Việt Nam toàn là nhiều tấm vải quen thuộc thôi. Rứa thì biết răng giừ

    Đã thích bởi 1 người

  6. Cô ơi, báo chí VN có bài viết về Cô rất hay ( Mới có phần 1 ). Cháu thấy tác giả bài viết phân tích rất sâu sắc và có kiến thức về âm nhạc. NHƯNG cháu không thích đoạn này : ” Nhiều người cho rằng, nếu Thanh Thúy được đào tạo bài bản về thanh nhạc và hát theo lối cộng minh quãng trung như Thanh Lam “.
    Vì giọng hát của Cô đặc biệt có một không có hai, tuổi đời, tuổi nghề, đạo đức, nhân cách sống… không thể ví như thế được.

    Thích

  7. TT..cô ơi cô hát bài Đường Về cùa Hoàng Trọng và Hồ Đình Phương trong Tiếng tơ Đồng 3..hay ơi là hay và dàn nhạc ông Hoàng Trong chơi gọi là hết xảy..không biết TT còn nhớ không..? chúc cô khỏe thân tâm thường an lạc.

    Đã thích bởi 1 người

  8. Ước mong được nghe một lần giọng ca của Thanh Thúy cất lên trên quê hương xứ sở. Về tuổi tác cháu nhỏ hơn cô rất nhiều, nhưng trong trí tưởng tượng của mình cháu vẩn hình dung đến một nữ danh ca Thanh Thúy trẻ đẹp, giọng ca ma mị cuốn hút của thập niên 60. Cô luôn trẻ trong lòng cháu!
    Những giọng ca trước năm 75 đều có nét riêng, nhưng giọng ca của cô có một sức hút riêng khó cưỡng, vì vậy dù có nhiều biệt danh cho cô nhưng cháu thích nhất là biệt danh “Giọng ca ma túy”!
    Mỗi đêm cháu đều phải nghe vài bài của cô mới ngủ được. Về nhạc sĩ, Trúc Phương là người cháu yêu mến nhất, nhất là cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh của ông. Cháu yêu quý cả hai người. Nhạc phẩm Trúc Phương thể hiện qua giọng ca Thanh Thúy thì quá tuyệt vời. Lòng cháu đặt hai ngôi thần tượng, một cho cô và một cho nhạc sĩ Trúc Phương- những hình tượng nghệ thuật tuyệt mỹ!
    Tâm niệm của cháu là có thể làm được một bài thơ thật hay gửi đến cô (bắt chước những nhà thơ, nhạc sĩ ngày trước mượn hình ảnh Thanh Thúy làm “nàng thơ”). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được bởi hình tượng cô trong lòng cháu quá tuyệt vời, cần sự lựa chọn ngôn từ tinh tế nhất. Cháu hy vọng ngày bài thơ đó hoàn thành sẽ không còn xa, cũng giống như ngày cô trở về Việt Nam.
    Cháu xin gửi tạm cô bài thơ “Tiếng thầm Xuân nữ” này, gửi đến cô muôn vàn sự yêu quý của một tâm hồn đồng điệu với “tiếng hát Liêu Trai”!

    Nếu một mai em chết…
    Xin anh đừng tẩm liệm hồn em
    Cho em sống với mối tình bất diệt
    Khói hương bay trên mái tóc người tình.

    Nếu hoa lá bay về theo gió lạ
    Một chiều mưa mây in xám nền trời
    Anh hãy tin: hồn em đang trở lại
    Để cùng anh nói nốt chuyện giao thề!

    Em nói thế, nhưng anh ơi… em sợ!
    Ngày em đi có còn được mấy người
    Rỏ giọt lệ xuống đáy mồ hoang lạnh
    Kết vòng tang, thắt lỏng chuỗi ngày xanh…

    *******************************************

    Những nàng xuân nữ quá thơ ngây
    Đôi mắt biết cười, muôn hớp say
    Nhân thế tin yêu hơn rượu quý
    Môi nào chếnh choáng, gợi tàn phai.

    Em chỉ đẹp những khi đời biết mộng
    Tàn cuộc vui người bỏ lại em buồn
    Trong đêm vắng, chuổi cười vang bỗng tắt
    Môi úa tình, son đọng tiếng thầm thôi.

    Thích

    • Cô xin thành thật cảm tạ sự thương mến Huỳnh Hữu Lộc đã dành cho NS Trúc Phương và cô. Dù đời nghệ sĩ buồn nhiều hơn vui, nhưng chính những tấm chân tình của khán thính giả như Lộc, là một động lực thật lớn cho người nghệ sĩ tiếp tục con đường họ đang đi.

      Thơ của Lộc rất hay, hãy cứ tiếp tục sáng tác nhé.

      Thích

  9. Cô Thanh Thuý kính mến ! Con mới có 15 tuổi thôi cô ạ ,nhưng con rất yêu dòng nhạc BOLERO cùng với giọng ca thần tượng của cô buồn tái tê day dứt trong từng lời ca câu hát của cô Thanh Thuý ,con rất hay nghe bài hát PHẬN BẠC của DZOÃN BÌNH do cô Thanh Thuý ca trước năm 1975 nếu được con mong cô hãy thể hiện lại ca khúc của mình ạ rằng con rất mong chờ và con ước chi có thể gặp được cô ,chắc khi đó con sẽ khóc thét lên và vui mưng biết nhường nào cô ạ…
    Hoàng Nam

    Thích

    • 15 tuổi là tuổi của mộng mơ, tuổi học trò, mà sao Hoàng Nam lại thích nghe nhạc buồn “tái tê day dứt”. Cô hy vọng ngoài âm nhạc, Hoàng Nam đang có một cuộc sống thật vui tươi, bên cạnh gia đình và bạn hữu.

      Tuy nhiên, cô rất vui khi có một khán thính giả thật trẻ tuổi như Hoàng Nam.

      Thích

  10. Cô ơi, cuốn sách : 60 bóng hồng trong thơ nhạc, cháu thích nhất trang 405 đến trang 416 và trang 433 đến trang 436. Viết về nữ ca sĩ tài danh : Đi hát từ năm 16 tuổi và sở hữu một giọng hát hết sức đặc biệt : Khàn đặc như có pha rượu, nghẹn ngào, nức nở với dáng dấp mảnh mai, mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy… Giọng hát ấy, dáng dấp ấy như là một thứ ” Ma lực ” khiến cho ai đã ” Lỡ nghe ” rồi là say như điếu đổ… Chẳng thế mà hầu hết văn nghệ sĩ cùng thời đã ” Nghiện ” tiếng hát mà họ đã ví vón với rất nhiều hình ảnh : Lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương…Thanh Thúy là ” Người yêu trong mộng ” của cả một thế hệ.
    Không biết có phải viết về cô Thanh Thúy không ? Nhưng chắc chắn là viết về ” THẦN TƯỢNG ĐẶC BIÊT ” của cháu.

    Đã thích bởi 1 người

  11. Cô ơi, sáng 15/10, tại Sài Gòn, nhà báo Hà Đình Nguyên giao lưu và giới thiệu Tuyển tập bộ ba: Kỳ thú – Bóng hồng – Nghệ sỹ. Trả lời câu hỏi những bóng hồng nào gây ấn tượng nhất trong khi viết, nhà báo Hà Đình Nguyên cho rằng: “Mỗi người, mỗi số phận khác nhau nên với tôi bóng hồng nào cũng đều ấn tượng nhất. Tuy nhiên nếu được chọn, tôi sẽ chọn ca sĩ Thanh Thúy, người yêu trong mộng của cả một thế hệ những tên tuổi nổi tiếng: Trịnh Công Sơn (sáng tác cho bà bài Ướt mi), Tôn Thất Lập (viết cho bà Tiếng hát về khuya), thi sĩ Hoàng Trúc Ly thì tán thơ, Vũ Hối buông cọ… sáng tác, nhà văn Mai Thảo gọi cô là Tiếng hát lúc 0 giờ

    Thích

    • Cô tưởng Bé Hồng Ngọc ngại gặp cô vì “ngăn sông cách núi” hay vì lý do khó nói nào đó. Chứ còn bởi vì “mặt con như em bé” thì có sao đâu. Cô càng vui vì có “em bé” thích nghe mình hát…

      Thích

  12. Cô ơi, cháu đang chờ Asia phát hành DVD 80 để mua, để được nghe Cô ca và nhìn thấy Cô. Điện thoại của cháu khi có cuộc gọi đến đổ chuông là Tiếng hát liêu trai của Cô. Cháu yêu qúy Cô rất nhiều.

    Đã thích bởi 1 người

  13. Cô ơi cô, con rất thích giọng hát của cô dù con chưa đầy tuổi 14. Nhiều lúc muốn gặp cô lắm nhưng do còn phải đi học nên đành chờ năm sau. Mỗi khi buồn, con thường mở nhạc để nghe, giọng hát của cô rất truyền cảm và thướt tha lắm đó! Năm nay con là cô học sinh lớp 8, nhưng con vẫn không thể quên được giọng hát của cô! Con yêu cô nhiều nhiều!!! 🙂

    Thích

  14. Chào cô, cháu ở Hà Nội, vô tình nghe được ca khúc “Một chuyến bay đêm” của cô trên youtube và tự nhiên thấy… nghiện luôn nghe nhạc của cô, mặc dù trước đây cháu không thích nghe nhạc vàng lắm. Giọng của cô rất đặc biệt, trầm ấm và truyền cảm, lay động lòng người. Nếu nói không quá lời thì cô là nữ ca sĩ Việt hát hay nhất của thời những năm trước 75. Giá mà cô về Việt Nam hát thì tuyệt biết mấy.

    Thích

  15. Chào cô Thanh Thúy. Cô kém ba mẹ cháu 3 tuổi. Cháu bây giờ cũng đã ngoái 50. Không biết tự bao giờ mà giọng hát của cô đã ăn sâu trong tâm hồn âm nhạc của cháu. Bài cô hát hay rất nhiều, cháu ngưỡng mộ là đương nhiên; nhưng thật lòng có một số bài hát, có ca sĩ khác trình bày lại có thể nghe êm hơn, dễ nghe hơn, nhưng cháu vẫn thích cô hát. Mặc dù vơ cháu, một giáo viên nói: giọng hát gì nghe hay nhưng dễ sơ quá. Tiếng hát liêu trai, ma quái mà phải không cô. Phong trào hát lại những bài tình ca xưa, cháu có tham gia một nhóm nhỏ tập hợp các cô, các bác lớn tuổi yêu âm nhac. Có người bảo: vì cháu thần tượng cô quá nên cất giọng lên là nghe buồn, không vượt khỏi cái bóng của cô… Có sao đâu, cô là thần tượng của cháu mà. Chúc cô khỏe.

    Thích

  16. Ngồi nghe lại tiếng hát Ca sĩ Thanh Thúy hải ngoại ( phân biệt với ca sĩ cùng tên thời nay ) mình cảm nhận từng ca từ bằng cả tâm hồn, đúng là tiếng hát Liêu trai ! chằng trách nào Mẹ mình suốt đời chỉ ưng nghe vài ca sĩ nào là Lệ Thu, Duy Khánh, Chế Linh , Thanh Tuyền nhưng tiếng hát mà Mẹ thích nhất là Tiếng hát ca sĩ Thanh Thúy, thậm chí ngay lúc nằm liệt trên giường bệnh do bị tai biến thì Mẹ còn bảo tôi ” con có đi làm thì tìm mua cho Mẹ cuốn băng có Thanh Thúy hát để lúc Mẹ nằm 1 mình buồn thì nghe ! Chả là trước 75, Ba tôi hay mở nhạc cho cả nhà cùng nghe mổi tối đặc biệt là những tối mưa dầm, ai nghe nhạc thì nghe nhưng tôi và đứa em trai chỉ lo chơi thế mà những âm thanh, tiếng hát đó lại thấm vào tâm hồn tôi lúc nào không biết để đến khi tôi bước qua tuổi 45, đời có nhiều thăng trầm, bắt đầu nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm cuộc đời thì tôi lại tìm về thứ âm nhạc mà nó đã đi vào tiềm thức tôi từ bé. Có lẽ vì thế mà đến lúc gần đất xa trời Mẹ vẫn khao khát tìm về sở thích của tuổi trẻ ngày nào. Tôi nghe Thanh thúy hát , tôi nuốt từng ca từ và hơi thở từ giọng ca ấy. Tôi nghe Thanh Thúy hát , tôi nhớ Mẹ , tôi nhớ căn nhà lúc thơ bé có đầy đủ tiếng nói cười của Ba mẹ , của Anh trai , của 3 bà chị và của đứa em trai với âm nhạc từ dàn máy AKai ngày nào. Ôi ngày ấy đã xa lắm rồi khi mà tiếng hát Thanh Thúy thì mãi còn đây !

    Thích

    • Hong V. mến,

      Thanh Thúy rất cảm động về câu chuyện của ba mẹ và gia đình Hong V. và xin được chân thành cảm tạ tình thương mến này. Thanh Thúy cũng rất vui khi biết được tiếng hát mình đã thấm vào tâm hồn Hong V. cũng như cùng đồng hành với Hong V. trên con đường tìm về kỷ niệm của thời thơ ấu, lúc còn đầy đủ gia đình…

      Thích

  17. Bác Thanh Thúy chừng nào mới về lại Việt Nam ạ ? Con rất mong được gặp bác❤ Theo lời bà ngoại con thì ông ngoại con là Lê Bá Huấn gọi bà Tường Vi là chị vì thế con rất mong đc gặp bác một lần

    Thích

  18. Chị vẫn đẹp, vẫn xinh như ngày trước,

    Giọng ca xưa vẫn tha thiết êm đềm,

    Trong nắng chiều tôi nghe lòng thổn thức,

    Ngắm mây trời, bàng bạc, nhớ anh em.

    “Cám Ơn Anh”, Chị cất cao lời hát,

    Thoáng ngậm ngùi, chợt nhớ chiến binh xưa,

    Sống âm thầm trên quê hương tan nát,

    Thương bao nhiêu, thương biết mấy cho vừa!

    Giọt nước mắt Chị khóc người nằm xuống,

    Gượng nụ cười Chị nhắn gọi ân nhân,

    Vòng tay ấm trao người, chiều đã muộn,

    Cho vết thương không rỉ máu hai lần.

    ———————–

    Cám ơn Chị Thanh Thúy. Xin gửi Chị đôi dòng viết vội trong ĐNH Cám Ơn Anh kỳ 9 tại San Jose.

    Kính.

    Nguyễn văn Nghĩa

    Thích

    • Bài thơ rất hay, rất cảm động… cho cả tác giả cùng đọc giả… Chỉ với “đôi dòng viết vội” mà diễn tả được bao nhiêu là tâm tư. Nếu anh đặt hết tâm trạng vào những bài thơ, văn này thì sẽ ra sao, anh Nghiã nhỉ?

      Thích

  19. em xin nghieng minh chao co tieng hat va hinh anh co da theo em khong biet tu bao gio hom nay lan dau tien em duoc viet len voi tat ca chan thanh hoi nho luc em moi bay hay tam tuoi em ngoi choi va hat bai tinh doi do co hat di nhien la phai truoc nam 73 luc do em da thich cang lon len em cang yeu tieng hat cua dung la kg ho hanhtieng hat lieu trai co lan em da ve hinh co in tren bia bai hat giac ngu co don em thich nhin net dep hien pha chut buon buon nhung tinh lam em la dan sai .mai den hom nay em van con va mai sau cung se .yeu tieng hat nay em quen nua co hon me em mot tuoi con em nam nay da 49 tuoi roi nhieu khi em hat voi nhau choi ban em noi em hat giong giong hat cua co ma giong thiet co le vi em nhap tam voi nhac vang va tieng hat cua co cam on co rat nhieu vi da bo chut it thoi gian de doc chuc co con mai mai trong long nguoi men mo chuc co khoe nhieu
    Go vap ngay 21 thang 3 nam 2015

    tam anh ngay xua bong nho duong chieu do chieu ga chieu chuyen tau hoang hon mua nua dem nua dem ngoai pho tau dem nam cu va co nhieu nhieu lam..

    Thích

    • Cô rất vui và cảm động khi biết được nguyen quang dung đã yêu thích tiếng hát cô từ lúc còn quá nhỏ. Cô xin chúc quang dung nhiều thành công và đạt được những mơ ước.

      Thích

  20. Kính Chị Thanh Thúy,
    Tôi bâng khâng không biết khởi đầu thư cho Chị thế nào, vì thực ra tôi muốn gửi chút tâm tình với Chị từ 50 năm trước!
    Ngày ấy, cũng như Chị, tôi còn rất trẻ, tuổi trai đầy nhiệt huyết, sôi nổi, mơ mộng, lãng mạn và cả đam mê nữa!… Và trong những đam mê ấy, có cái “mê” là “mê” tiếng hát của Chị! Thế nhưng, tôi “mê” có một, còn Ông anh tôi, Nguyễn Thành Trọng ”mê” Chị gấp nhiều lần! Có lần hai anh em ngồi nghe Chị hát, anh tôi hỏi; “…Xin mang theo tiếng “yêu” khi gọi anh với em… giải thích là sao?!”. Tôi chần chừ…Anh tôi nói “Thì khi gọi “anh” thì phải gọi “anh yêu”, gọi em thì phải gọi “em yêu”, cũng như gọi “Trọng yêu” hay “Thúy yêu” vậy đó!
    Xa xăm lắm rồi, vào những năm đầu thập niên 60, tiếng hát của Chị thường chỉ được nghe qua sóng phát thanh, còn những phương tiện ghi âm hay truyền hình thì chưa được phổ biến nhiều, còn muốn đi nghe Chị hát thì vào phòng trà ca nhạc.
    Tôi không nhớ rõ năm nào cũng khoảng đầu thập niên 60, một đêm hai anh em đến phòng trà Bồng Lai, ở terrace tầng thượng bên trên nhà hàng Kim Sơn, đường Lê Lợi. Thuở ấy, ca sĩ Thanh Phong, anh còn rất trẻ, luôn cầm micro trên sân khấu, anh hát liên tục để lấp khoảng thời gian trống khi chờ ca sĩ đến. Và Chị xuất hiện. Anh tôi nói: “kìa Thanh Thúy”. Tôi không nhớ rõ tên bản nhạc đầu Chị hát là bản nào. Anh tôi hỏi: “Có muốn yêu cầu Thanh Thúy hát bài nào không?”. Tôi nói: “Bóng Nhỏ Đường Chiều”. Anh tôi ghi vào mảnh giấy nhỏ đưa người hầu bàn mang vào trong. Tiếng vỗ tay khi Chị hát bản nhạc đầu chấm dứt. Rồi Chị giới thiệu tiếp theo Chị sẽ trình bày “Bóng Nhỏ Đường Chiều” theo yêu cầu của một khán giã.
    Tôi mừng quá, hai anh em ngồi say mê nghe Chị hát. Bài hát này Trúc Phương mới phát hành không lâu. Chi dịu dàng trên sân khấu, mái tóc Chị dài xỏa quá bờ vai, mắt Chị buồn dịu vợi….. Chị rất xinh, nhưng trong nét đẹp có thoáng chút u buồn….
    Không lâu sau, anh tôi vào VB Đà Lạt. Ra trường, anh phục vụ đơn vị ở vùng rừng núi miền Trung (SĐ2 BB). Trong một thư ngắn gửi cho tôi, anh viết: “…Anh bây giờ không có giờ phút nào rỗi rảnh, ngày đêm hành quân đánh đấm liên miên. Nhiều khi anh rất kinh hải trước cảnh máu đổ với xác người. Cuộc chiến này thật tàn bạo. Anh mơ có một lần nào được nghỉ phép về SG cùng em đi nghe Thanh Thúy hát (!)… “.
    Thưa Chị, niềm mơ ước có vẽ rất bình thường nhưng, không thể nào rồi Chị Thúy ạ,… không lâu sau đó, anh tử trận trong vùng đồi núi gần Tam Kỳ, mang theo giấc mơ “nghe Thanh Thúy hát “ chôn vào lòng đất. Thôi hết rồi, đâu còn cảnh “lấy trăng gối mộng dệt nhiều mơ ước xa xôi ” nữa…Từ đó, rừng cây biết bao lần thay lá, bây giờ đã 48 năm qua…
    Kính Chị, phần tôi, cũng mấy mươi năm trời trôi nổi, có lúc cũng mơ bóng vinh quang, nhưng nhiều hơn là phải trải qua những ngày đen tối. Và trên những nẻo đường tôi qua, kể cả những đêm dài tối tăm nằm trở trăn trong lao tù, có khi nào chợt nhớ đến thời trai trẻ ngày xưa, tôi hay khẻ hát lại những lời ca của Chị, để mà nhớ nhung những ngày tháng cũ…
    Giờ đây, phiêu bạt xứ người, tuổi đời đã ngả, bóng chiều sắp tắt, quê hương thì xa cách muôn trùng, ngày trở lại chắc hãy còn xa lắm. Dù sao, tôi cũng ước có một ngày trở về quê cũ, tôi sẽ ra Huế của Chị, để có đêm trăng xuôi thuyền trên Sông Hương mà nhớ dư âm Đêm Tàn Bến Ngự, dù biết rằng bóng đời đã hoàng hôn,“ hoàng hôn, tơi bời lá thu ”…rồi Chị ạ!
    San Jose hôm nay trời mưa. Lâu lắm mới có một ngày mưa thế này. Mưa từ sáng, mưa nhỏ thôi nhưng mưa hoài, mưa thương ai mà mưa hoài không dứt? mưa nhớ ai mà mưa mãi sụt sùi?
    Qua khung cửa, tôi đứng nhìn mưa rơi mà buồn não ruột. “ Mưa làm chi cho lòng vương vấn sầu bi? Thương người đi ngậm cười trong lúc biệt ly…”. Xa xa đồi núi nhòa trong mưa, bất giác tôi bổng nhớ Trường Sơn. Mưa Trường Sơn có khác, mưa lấp núi ngập rừng, và những năm xưa dù dưới mưa tôi cũng phải vượt qua những lưng đồi dốc suối…. trong tiếng súng nổ và, máu đổ. Chiến tranh tàn bạo quá Chị ạ, hồi ấy, có khi nghĩ về tương lai thì chỉ thấy trước mặt “đường xa xa mờ mờ núi và mây…”, và thoáng chút trong tâm tư, tính lãng mạn vẫn còn “Đời lính mơ qua vài sợi tóc, Tôi thương …mà em đâu có hay!…”
    Đang bàng hoàng ngổn ngang nỗi nhớ, từ chiếc máy nhỏ trong phòng, nghe âm vang lời ca u buồn của Chị …”Dòng máu nào là của Mẹ, nhịp tim nào là của em… Ôi tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này đã từng ấp ủ mộng yêu thương…, Mộng yêu thương nay không còn nữa, ….không còn đến nữa, vì anh không về mang tấm thẻ bài lạnh lùng trên tay em….”
    Chị Thúy ơí, lời ca của Chị não lòng quá, tôi xúc động khôn cùng, chợt nhớ anh tôi, và bổng dưng nước mắt trào ra.
    Xin cám ơn Chị đã gợi cho tôi nỗi nhớ nhung về người anh đã khuất. Mai sau, mong Chị sẽ còn mãi giữ được những sắc hương ngày trước, mái tóc dài và đôi mắt buồn xa xăm. Mong Chị sẽ còn mãi giữ được tiếng ca đã từng lay động lòng người, cũng như tôi và anh tôi từ những ngày xa xưa.
    Tôi xin dừng thư e làm mất thì giờ của Chị, và cám ơn Chị đã đọc mấy dòng tâm tình này.

    Chiều mưa San Jose ( 11 Dec 2014)
    Nay kính
    Nguyễn văn Nghĩa

    Thích

    • Thanh Thúy xin cám ơn anh đã chia xẻ với Thanh Thúy một niềm thương nỗi nhớ ấp ủ từ bao nhiêu năm trời, về một người anh đã lìa xa. Đọc xong những giòng tâm sự của anh, Thanh Thúy cũng đã xúc động, và cũng đã khóc.

      Thanh Thúy hy vọng kể từ nay, mỗi khi “buồn não nuột”, anh sẽ tìm nghe Thanh Thúy hát. Nếu thật sự tiếng hát này lay động được lòng người, và xoa dịu được nỗi thương đau của nhân thế, thì vâng Thanh Thúy sẽ vẫn tiếp tục dâng hiến tiếng hát mình cho đời, cho mãi đến nghìn sau…

      Thích

  21. chao cô thanh thuy. chau ten la nguyen le thuong o cu chi sai gon choi dan guitar bass. noi that long la chau rat thich co thanh thuy hat giong ca luc co con tre va dong nhac êm đềm châm chạp va sâu lắng ma thôi. chau muon duoc nghe het nhung ca khuc co hat truoc nam 75, vi chau sinh nam 1975 nghe am thanh đồ mộc rat lang mang va di vao long nguoi. chau nghe co hat bai anh ve keo troi mua pre 75 nghe hoai ma chang chan . chau chuc cô that nhieu suc khoe va hanh phuc .

    Thích

    • Chính cô cũng muốn được nghe lại những ca khúc cô đã hát lúc trước. Dù cô đã tìm lại được một số lớn các ca khúc ấy, nhưng vẫn còn thiếu nhiều đó Nguyen Lê Thương.

      Cám ơn lời chúc của Thương. Xin chúc Thương nhiều niềm vui.

      Thích

  22. Chị Thanh Thúy kính mến!
    Hình như ai cũng có cùng một ao ước – được gặp và trò chuyện một lần với chị. Em cũng vậy! với rất nhiều hy vọng…
    Thương mến
    Thiên Khải

    Thích

  23. Chị Thanh Thúy mến,
    Thanh Loan cũng từng ao ước được gặp gỡ chị, trò chuyện với chị, hoặc xem chị hát trên sân khấu, nhưng muôn đời cũng chỉ là ước ao thôi! Vì em ở Việt Nam.
    Bây giờ được “gặp gỡ” chị trên trang mạng này, em rất mong được trò chuyện với chị nơi đây, được xem và nghe chị hát nơi đây. Hy vọng mong ước này không quá xa vời, chị nhỉ!

    Thanh Loan đã rất mê giọng hát của chị, và chắc chắn sẽ còn rất mê giọng hát của chị cho đến ngày… “nhắm mắt”.

    Thích

    • Thanh Loan mến,

      Chị rất cảm động “gặp gỡ” được em trên trang này, cũng như đọc được những tâm tình của em.

      Em có biết không, chị cũng có một ao ước như em, và cũng như em “muôn đời cũng chỉ là ao ước thôi”… Biết đâu một ngày nào, mình sẽ có cơ hội gặp nhau…

      Hiện tại thì mình mượn tạm trang này để tìm đến nhau, và tâm tình cùng nhau em nhé. Mình đã “gặp” nhau nơi đây, thì đâu còn xa vời nữa phải không em?

      Thích

      • Chị Thanh Thúy mến,
        Em có cảm tưởng như đã hiểu được phần nào niềm ao ước của chị vậy!

        Cách nay không lâu, em có đọc được bài trả lời phỏng vấn của chị trên trang mạng BBC, em biết mình không còn hy vọng được gặp chị, dù chỉ một lần trong đời. Hôm nay, như chị nói: “Biết đâu một ngày nào, mình sẽ có cơ hội gặp nhau…”, thì chị đã gieo cho em một tia hy vọng mới: “Biết đâu một ngày nào, điều kỳ diệu này sẽ đến với mình – nhờ một cơ may nào đó mà mình không ngờ được!

        Cũng như chị, hiện tại em luôn mong “thanhthuy.me” mãi là nhịp cầu vững chắc, nối kết tình thân giữa chị – người Ca sĩ tài, sắc, đức, hạnh vẹn toàn – với khán giả một đời thủy chung cùng “Tiếng ca u hoài”, trong đó có Thanh Loan.

        Thích

      • Đây là lần thứ hai thư của Thanh Loan lạc vào địa chỉ Mail của tôi. Không biết do từ đâu, lỗi của trang nhà hay tình cờ ngẫu nhiên. Dù sao cũng cám ơn Thanh Loan … đã cùng một ước mơ, một hoài niệm về chị TT.

        Thích

      • là …” cái duyên ” sao? Duyên với ai nhỉ? Với cô Thanh Loan nào đó,hay vơi chị Thanh Thúy, hay là cả hai – ” sợ ” thật!

        Thích

  24. Bác Thanh Thúy ơi! Bác hát lại bài GIỌT MƯA THU của tác giả Đặng Thế Phong trong chương trình asia kế tiếp nhé! Cả nhà con ai cũng yêu bài đó và chỉ thích nghe bác hát thôi. ông nội con 90 tuổi rồi đêm nào cũng nghe bài này trước khi đi ngủ bằng chiếc loa usb nhỏ mà con tặng ông từ hồi con vào đại học. Ông nói rằng tiếng hát của bác lả lướt như sương sớm, buồn như mưa đêm, êm như cỏ mượt và réo rắt như tiếng gió rít rặng tre. Thẻ nhớ của ông chỉ toàn những bài của bác thôi… Chúc bác cùng gia đình mạnh khỏe. Yêu bác nhiều.

    Thích

    • Tuấn mến,

      Tuấn làm ơn nhắn dùm với Ông Nội Tuấn, cám ơn Tuấn thật nhiều:

      “Thanh Thúy sẽ chuyễn lời yêu cầu của gia đình Ông đến với Trung tâm Asia.

      Thanh Thúy cũng xin chân thành cảm tạ sự thương mến mà Ông và cả gia đình Ông đã dành cho Thanh Thúy. Thanh Thúy rất cảm động khi biết Ông yêu thích nhạc phẫm “Giọt Mưa Thu”. Nhạc phẫm này là một trong những ca khúc đầu tiên Thanh Thúy đã trình bày trên sân khấu lúc mới chập chững vào đời ca hát. Thanh Thúy vẫn thường trình bày ca khúc này để tặng Mẹ Thanh Thúy khi bà còn sống. Lúc bấy giờ, bà vẫn hay ôm vào lòng chiếc radio nhỏ xíu để chờ nghe Thanh Thúy hát “Giọt Mưa Thu”. Hình ảnh đó cũng tương tự với hình ảnh Ông với chiếc loa usb nhỏ của Tuấn tặng cho Ông, đã khiến Thanh Thúy xúc động…

      Xin chúc Ông và gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất.”

      Thích

      • Bác yêu quý! Con và gia đình rất vui khi nhận được thư của bác. Con vừa đọc cho ông nội con nghe. Ông cũng vui lắm bác ạ! Ông bảo:” cách nói chuyện của bác vẫn cuốn hút như xưa, chân thành và rất tình cảm”. Riêng con thì con thấy, bác không những nói chuyện rất chân thành, cuốn hút mà con rất đẹp. Cách trình diễn của bác tạo một phong cách rất VIỆT NAM, nhẹ nhàng, êm dịu và sâu lắng. Khuôn mặt thanh tú, mang nét buồn man mác, thế nhưng khi cười thì rạng lên 1 niềm vui khó tả, mà như nhiều người nói đó là một hình ảnh rất LIÊU TRAI, con thấy hình ảnh đó trong tất cả những video mà con được xem bác ạ: Phố buồn, Một chuyến bay đêm, Tấm thẻ bài, liên khúc Anh Bằng, nửa đêm ngoài phố, chuyến tàu hoàng hôn, bóng nhỏ đường chiều… và gần đây nhất là liên khúc Đêm tâm sự – hai lối mộng, Quán nửa khuya. Theo con thấy, vẻ đẹp đó mang đậm nét Việt Nam bởi nó đi kèm với trái tim giàu tình cảm. Con được biết bác làm từ thiện, giúp đỡ biết bao mảnh đời bất hạnh từ mấy chục năm nay. Tự đáy lòng, con cũng như gia đình yêu mến và cảm phục bác rất nhiều.
        À, bác ơi! Con hỏi câu này có hơi khiếm nhã 1 chút ạ. Cơ duyên nào đã khiến bác và nhạc sĩ Trúc Phương gặp nhau vậy ạ? Bác có thể kể lại 1 kỷ niệm giữa bác và nhạc sĩ Trúc Phương được không ạ? Con xin lỗi vì đã quá tò mò.
        Chúc gia đình bác luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chúc tiếng hát Liêu Trai mãi tỏa sáng.

        Thích

    • Anh/chu Khiet Vien oi
      Nguoi ta noi “Di dem co ngay gap ma . . .,di chua co ngay gap Phat”. Sao anh khong di Dai nhac hoi ? Lau lau chi Thuy co tour. Neu anh o nuoc ngoai, chac co ngay cung gap ! Quang cung nhu anh mot thuo ay, roi “xa voi” cung thanh “su that” ma thoi 🙂

      Thích

    • Khiet Vien mến,

      Theo nhu Khiet Vien, mình chưa một lần gặp gỡ, chưa một lần trò chuyện. Thế mà tiếng hát của Thanh Thúy “đã theo em hơn nửa đời người.” Nếu thế thì sao bảo là “xa vời” Khiet Vien nhỉ?

      Thích

      • CHi Thanh Thuy!
        Co phai la chi khong? Xin chi hay xac nhan cho em …
        TA NGOI THUC THUC HU HU…
        TRAM NAM NGHE CUNG NHU NHU VUA VUA…

        Tu Viet Nam
        KH.Vien

        Thích

      • Chi Thanh Thuy!
        Gan nhu trong nhung luc buon nhat, tieng hat chi lam hon minh diu lai. Da tu lau va rat lau nhu the. Em luon tim kiem chi – Chuyen hoi ngo la dieu khong the boi vi …hai phuong troi cach biet. Duoc gap chi o day va mong duoc gap chi nhu the nay chi nhe!
        Kh.Vien

        Thích

      • Chị vẫn ở đây, và sẽ ở đây. Lúc nào buồn, em cứ tìm đến chị. Mà cho dù không buồn vẫn cứ tìm đến chị thì càng vui hơn. Chị hy vọng tiếng hát chị sẽ có thể làm tan biến đi khoảng không gian cách biệt để mọi sự không còn xa vời nữa, Kh. Vien nhé.

        Thích

      • Chị Thanh Thúy!
        Như vậy là chị đã cho phép em rồi đấy nhé ! Em sẽ găp được chị ở đây và ngay đây.
        Mong chị như vậy và cũng sẽ luôn như vậy với những gì chị đã có , đã cho trong cuộc đời này. Hãy như vậy chị nhé! Cám ơn giây phút bình yên này – Cám ơn!
        Vu vơ – ta mấy dặm đường
        Vời trăng thiên cổ – chút buồn nhân gian.
        Kh.Viên

        Thích

      • Kh.vien phải hiểu dùm chị là chị không thể vào trang này mỗi ngày được, dù rất muốn. Chị thường đi hát xa, mỗi lần như vậy là phải mất ít nhất là ba, bốn ngày, có khi mấy tuần lễ. Về đến nhà lại còn nhiều công việc phải làm. Thế nên vài ngày, có khi vài tuần chị mới có thể vào đây để trả lời thư của khán thính giả.

        Thêm vào đó, những người trong ban điều hành, lo đăng bài vở, thư từ dùm chị… cũng toàn là “tình nguyện viên”. Họ cũng có công việc riêng của họ, không thể vào đây mỗi ngày – Em có thể vào đây đọc thêm về ban điều hành: https://thanhthuy.me/2012/06/10/l%E1%BB%9Di-c%E1%BA%A3m-t%E1%BA%A1/

        Hy vọng em hiểu và thông cảm. Tuy nhiên, như chị đã trình bày là chị “vẫn ở đây” như đã hứa với em.

        Có một điều em đã để chị chờ đến tám tháng mới trả lời thư chị, thì nếu em phải chờ chị vài ngày cũng không đến nỗi nào, phải không Kh.vien?

        Thích

      • Chị Thanh Thúy,
        Dạ! Em hiểu, không thấy sợ chị bệnh thôi. Còn đến những tám tháng em ” lặn sâu ” như chị bảo là vì em …
        Chị hãy bình an và bình an chị nhé!

        Thích

      • Mỗi năm qua đi, nghe như con đường ngày càng ngắn lại- Ngồi đây với bao nhiêu điều có có, không không.
        Chi Thanh Thúy!
        Gần trọn một kiếp người, gần trọn cả nhân tình thế thái . Cám ơn trời đất đã mang chị đến cỏi đời này để em được lắng nghe tiếng hát của chị, được lắng nghe những buồn vui lắng đọng và chùng xuống trong trái tim mình. Vẫn chắc chắn một điều – em sẽ mang theo hình bóng của chị trong suốt cuộc đời còn lại.
        Chị à!
        Chị nói ” Thấy mình hạnh phúc thì mình sẽ hạnh phúc”, em cũng nhận ra được ” Hạnh phúc cho những người cảm thấy mình hạnh phúc .”
        ” Phục vụ chúng sanh tức cúng dường Chư Phật”
        Chị còn nhiều việc để làm… Em còn nhiều điều phải làm …Ước gì -” Vẫn có chị bên đời ”
        Hình như đã có lúc nào đó, Bác Sĩ cho biết chị cần nghỉ ngơi nhiều phải không chị? Vậy chị hãy nghỉ ngơi đi. Chị ” vẫn ở đây” , những người thương yêu chị cũng ở đây!
        Tạm biệt chị – Chị thân yêu!
        ( Em không quen viết thư. Hôm nay, nơi trang này chỉ để nói với chị và xin phép được gọi chị một lần như thế!” )

        Thích

      • Chị “nghe” như trong những lời em viết có đượm nhiều ưu phiền. Và lại còn “tạm biệt”! Tại sao lại tạm biệt?

        Em nói đúng, mọi việc trên đời này thật vô thường, tất cả chỉ là hư vô. Và “mỗi năm qua đi, con đường hình như càng ngày càng ngắn lại”. Nhưng nếu chúng ta tạo được nhiều ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay, thì ngày mai dù đến cuối con đường, mình không có gì để hối tiếc, phải không em?

        Thích

      • Chi Thanh Thuy,
        Suy nghĩ lời chị nói ..” Tạo nhiều ý nghĩa cho cuộc sống ngày hôm nay…” Con đường hôm nay với những bước chân đã qua thật sự chẳng có gì để mà phải hối tiếc . Hôm nay như vậy , ngày mai cũng như vậy! Chị và em có lẽ đã được định sẵn một một trách nhiệm khi đến đây. Chỉ một hối tiếc là chưa gặp được chị mà thôi.

        Thích

    • Thanh Thúy rất cảm động trước sự thương mến của “Vongngayxanh” dành cho Thanh Thúy. Thanh Thúy cũng xin chân thành cảm tạ “Vongngayxanh” đã thực hiện thật nhiều video tặng Thanh Thúy và đăng lên YouTube. Xin trân trọng.

      Thích

  25. chúc cô thanh thúy luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Cháu rất thích nghe giọng hát của cô ( chỉ những bản trước 75 thôi) cô biết không? ai cũng muốn gặp ca sĩ mình thích nhưng riêng cháu thì không? vì cháu chỉ muốn nghe giọng hát của cô của những năm trước 75…. vì cô mãi trẻ như vậy? cháu luôn bảo với bạn bè cô có giọng hát như ” phù thủy”…
    những bản như : thương một người, xa vắng, tàu đêm năm cũ, một chuyến bay đêm, chuyến tàu hoàng hôn… dường như càng nghe cháu càng thấy hay…
    một lần nữa chúc cô cùng gia đinh luôn mạnh khỏe

    Thích

  26. Kiều nữ làm “điên đảo” giới nhạc sĩ một thời
    12-05-2011 | 11:17
    (Nguoiduatin.vn) – Ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn những năm trước 1975 là bóng hồng của bao thi nhân, mặc khách. Đã bao người yêu Thanh Thuý trong câm lặng.

    Những áng thơ, những nốt nhạc rung lên ngợi ca nhan sắc, tài năng của giọng hát Thanh Thuý… Điều ít người biết, khúc ca ướt mi nhạc phẩm được công bố đầu tiên, mở đầu sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sâu nặng bóng hình Thanh Thuý…

    Ca sĩ Thanh Thuý một thuở

    Nàng thơ một thủa của nhiều thi nhân

    Ca sĩ Thanh Thuý nổi tiếng trong những hộp đêm của Sài Gòn từ những năm 60 của thế kỷ trước với khuôn mặt đẹp phảng chút buồn. Tiếng hát ấy như ru hồn người nghe vào cõi mê đắm, mơ hồ. Tiếng hát cứ thế làm say đắm nhiều trái tim thi nhân, rất nhiều ngòi bút đã viết về giọng ca Thanh Thuý.

    Người ca sĩ ấy sinh năm 1943, đi hát từ khi mới 15 tuổi và ở độ tuổi 20 đã rất nổi tiếng với nhiều người đưa rước. Sau năm 1975, ca sĩ Thanh Thuý ra sống ở hải ngoại, cùng với chồng tiếp tục ca hát và kinh doanh với trung tâm băng nhạc mang tên bà.

    Sau này Nguyên Sa viết: “Thanh Thuý là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ: Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, triết gia Nguyễn Văn Trung. Bởi vì Thanh Thuý chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẻ sống thực và chân thành Trịnh Công Sơn những ngày đầu đời đã viết ca khúc ướt mi cho Thanh Thuý”.

    Vào tuổi 15-16, Thanh Thuý xuất hiện tại phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh với giọng ca trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở dáng dấp mảnh mai, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài màu trắng hoặc lam nhạt mang sắc thái đặc biệt để lại thương nhớ cho biết bao người. Trong thời gian đó, Thanh Thuý xuất hiện trước công chúng trên Đại nhạc hội của ban thoại kịch Kim Cương.

    Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết Đại học Văn khoa Sài Gòn, cây bút không chuyên về ca nhạc cũng bị cuốn hút vào giọng ca và bóng dáng nên đã gọi “Tiếng hát Liêu trai”. Hồ Trường An viết về Thanh Thuý Tiếng hát khói sương chiêu niệm: “Cô là một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọt âm thanh, bẻ vặn tiết điệu, bỏ đứt nền nếp chân truyền trong lối hát. Chính ở cách phá thể, ở những quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ”.

    Hoạ sĩ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ với bốn câu thơ: “Liêu trai tiếng hát khói sương/ Nghẹn ngào nhung nhớ dòng Hương quê mình/ Nghiên sầu từng nét lung linh/ Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.

    Nhiều thi nhân, nhiều cây bút có tên tuổi đương thời, trong bồng bềnh cảm xúc đã không ngần ngại phóng bút ngợi ca tiếng hát Thanh Thuý khiến cho Thanh Thuý đi vào con đường âm nhạc rộng thênh thang với hàng triệu trái tim yêu háo hức, hâm mộ.

    Mối tình câm sâu nặng

    Thanh Thuý xuất hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng đạt đỉnh vinh quang trong lung linh ánh đèn sân khấu. Có ai biết, đằng sau cuộc sống của sân khấu, Thanh Thuý ôm một nỗi sầu. Mẹ Thanh Thuý ốm nặng, Thanh Thuý vừa đi hát để kiếm tiền trang trải thuốc thang cho mẹ, vừa phải nuôi những đứa em nhỏ.

    Rồi mẹ cô cũng qua đời để lại những đứa con bơ vơ bên đời. Thanh Thuý nhiều khi cứ ra ôm mộ mẹ mà khóc, mong được theo mẹ về trời. Nhưng còn bốn đứa em nhỏ dại, cô phải gắng gượng sống mà thay mẹ nuôi các em khôn lớn. Mang tâm trạng đau buồn tiếng hát Thanh Thuý càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu ngọt ngào, du dương chất chứa nỗi đắng cay làm sao khỏi xúc động, tái tê?

    Theo Vương Trùng Dương kể lại: Hình ảnh Thanh Thuý giẫm lên trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và, ngược lại, Thanh Thuý nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc Phương. Duyên phận không thành, nhưng hai người vẫn giữ mối giao cảm âm nhạc. Người đi theo chồng, tiếng hát chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao người ở lại đau nhói lệ buồn, trái tim chôn vùi trong vực thẳm tiếp tục kiếp tằm nhả tơ mà vương vấn bóng hình xưa.

    Khi Trúc Phương qua đời, ở bên kia Thái Bình Dương, Thanh Thuý đã nhỏ lệ thương sầu. Nhưng mấy ai biết, trong ca khúc cuối đời, hình ảnh Thanh Thuý, người yêu trong mộng tưởng của người nhạc sĩ đa sầu vẫn còn hiển hiện: “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời”.

    Từng nốt nhạc, cung bậc rớm máu trên đầu ngón tay nhấn trên phím đàn để viết nên cung điệu như dòng thơ của Bích Khê: “Dây đàn yêu thương rung trong mơ/ Tôi mang lên lầu lên cung thương/ôi tôi bao giờ thôi yêu nàng/Tình trong tôi nghe như tình tang”.

    Nguồn cảm hứng cho ca khúc ướt mi của Trịnh Công Sơn

    Trịnh Công Sơn khi ấy mới 16 tuổi đã đến phòng trà Thanh Thuý hát mà cảm sầu, đắm đuối với con người đa cảm ấy. Trịnh Công Sơn khi ấy chưa có danh gì trong giới nghệ thuật. Chàng trai 16 tuổi cảm thấy buồn, nhớ tiếng hát Thanh Thuý khi không còn tiền vào quán uống trà nghe hát. Chắt bóp chi tiêu, người thanh niên ấy chỉ mong có đủ tiền trả cho một ly nước chanh để được vào phòng trà nghe Thanh Thuý hát những bài ca sầu nhớ.

    Thanh Thuý hát như tiếng lòng nức nở khiến trái tim của chàng trai đa tình gốc Huế đang lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50, bắt gặp bóng dáng đồng hương Thanh Thuý say đắm. Và đó cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm, đem cung đàn dẫn nhập vào mối tình si qua ca khúc ướt mi. Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thuý như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”.

    Chính Trịnh cũng không biết đó có phải là một mối tình câm lặng hay không? Vì: “Nói yêu thì cũng khó, bởi tôi nhỏ tuổi hơn nàng”- Trịnh đã nói vậy. Chỉ biết rằng, Trịnh thấy ở Thanh Thuý có một sự đồng cảm. Sau những ngày mê đắm với người con gái có tiếng hát liêu trai ấy, Trịnh đã theo một bóng hồng khác, một giọng ca khác lên vùng đất mộng mơ xứ sương mù. Trịnh rời Sài Gòn theo bóng hồng mới lên Đà Lạt. Còn Thanh Thuý chắc cũng chẳng bận lòng với chút tình con con ấy…

    Vương Anh

    Thích

      • Thưa Cô, bài viết này hay quá! Cô viết hồi ký về cuộc đời ca sỹ của cô đi. Cô Thanh Châu viết văn rất hay, hy vọng có thể giúp cô. Những tâm tình của fans đến với cô thật cảm động và cô cũng đáp lại với bao trìu mến. Hay cô collect những bài viết tương tự như vầy vào hồi ký của cô. HP rất kính phục cô đã một mình vượt qua và chịu đựng bao gian khó trên đường đời khi còn rất trẻ mà cô vẫn giữ cho mình một nhân cách tốt được mọi người kính nễ và thương yêu. Muốn viết với cô nhiều nữa nhưng HP bị giới hạn về thời gian và lời viết rồi thêm bỏ dấu nữa! Mất gần 1 tiếng viết cho cô bao nhiêu đây!
        Cô hãy giữ gìn sức khỏe và đừng thức khuya nhé. Nếu cô tập ngồi thiền buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
        Chúc cô luôn Bình an mọi ngày.

        Thích

      • Cám ơn Hong Phuong đã góp nhiều ý kiến rất hay cho cô. Cô đã có ý tưởng viết hồi ký từ lâu lắm nhưng mãi vẫn chưa thực hiện được. Cô cũng xin cám ơn sự nhiệt tình của Hong Phuong khi phải trải qua nhiều khó khăn để viết cho cô. Cô xin chúc Hong Phuong nhiều vui tươi.

        Thích

Bình luận về bài viết này